Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột trong môn Địa lý từ A đến Z

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột trong môn Địa lý từ A đến Z

5 (100%) 1 vote

Biểu đồ cột được dùng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau, dựa vào biểu đồ này chúng ta có thể nhận thấy sự chênh lệch về số liệu của các ngành, các lĩnh vực rõ nét nhất. Để được tiếp xúc với dạng biểu đồ này, thì trong những năm tháng là học sinh chúng ta sẽ thấy nhiều ở môn Địa lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách vẽ biểu đồ cột, cùng với kiến thức liên quan đến biểu đồ cột từ A đến Z.

Dấu hiệu nhận biết cần vẽ biểu đồ cột

Trước một đề bài, dựa vào thông tin và những số liệu cùng với yêu cầu của nó thì các bạn sẽ biết được mình cần vẽ biểu đồ nào để thể hiện điều đó. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản, các bạn cần biết mình phải thể hiện nó trên biểu đồ cột.

biểu đồ cột

  • Đề bài yêu cầu thể hiện quy mô, độ lớn và số lượng như: nhiều – ít, hơn – kém, so sánh tình hình phát triển, so sánh các yếu tố.
  • Trong đề bài có những cụm từ như: sản lượng, số lượng, so sánh.
  • Đề bài có cho sẵn số lượng trước 4 năm
  • Những số liệu đưa ra, được thể hiện theo đơn vị có dấu gạch chéo: USD/người, Người/km2, Kg/người, lượng mưa/năm (tháng), tấn (tạ)/ha,…
  • Đề bài đưa ra yêu cầu 1 năm cho các loại sản phẩm, vùng kinh tế, tỉnh (thành phố),…

Theo hướng dẫn của longthanhtech.edu.vn bạn chỉ cần đọc đề bài lên, nhận thấy những yêu cầu này thì các bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về dạng biểu đồ, mà chỉ cần cầm thước lên và vẽ biểu đồ cột nhé.

>>Xem thêm cách vẽ biểu đồ tròn trong môn địa lý nhé

Cách vẽ biểu đồ cột

Với cách vẽ biểu đồ, các bạn sẽ phải trải qua khá nhiều bước. Dưới đây là những bước cụ thể, các bạn nhớ đọc thật kỹ để khi thực hành không bị lỗi hay vẽ chậm chỉ vì không nhớ kiến thức. So với những dạng biểu đồ khác, việc vẽ và thể hiện số liệu trên biểu đồ cột là dễ nhất rồi đó, nên đừng làm sai nhé các bạn.

cách vẽ biểu đồ cột

Bước 1: Đặt tên cho biểu đồ

Với bước này, tên gọi của biểu đồ phải thể hiện rõ được ý nghĩa mà biểu đồ sẽ thể hiện. Do đó cần phải nói, biểu đồ thể hiện về cái gì.

Ví dụ: Nếu đề bài yêu cầu vẽ một biểu đồ để thể hiện lượng mưa của Hà Nội theo các tháng từ 1 đến 5 của năm 2019, thì tên biểu đồ các bạn phải ghi rõ “Biểu đồ lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 của Hà Nội”.

Bước 2: Xác định các tỉ lệ và phạm vi trên khổ giấy sao cho phù hợp. Việc này giúp cho các bạn tránh tình trạng bị thiếu giấy, để có thể thể hiện được hết những số liệu trên biểu đồ.

Bước 3: Xây dựng các hệ trục của tọa độ. Trong đó: Trục hoành sẽ bằng 3/2 trục tung.

Bước 4: Đánh số liệu các ký hiệu một cách chính xác, ở trên các hệ trục. Trong đấy: Trục tung sẽ thể hiện số liệu của các đơn vị, như yêu cầu của đề bài. Trục hoành thể hiện đơn vị năm.

Bước 5: Sắp xếp số liệu theo một thứ tự nhất định. Dựa và sự chênh lệch của các số liệu, thì khoảng cách của nó cũng khác nhau. Các bạn nên lấy thước kẻ, chia theo khoảng cách đó được chính xác. Lưu ý: Không được tự ý sắp xếp lại số liệu, nếu như đầu bài không yêu cầu.

Bước 6: Khoảng cách của cột đầu tiên, phải cách với trục tung khoảng cách từ 0,5 đến 1,0 cm (biểu đồ lượng mưa thì không cần).

Bước 7: Trên trục hoành thể hiện các năm, thì khoảng cách của các năm phải thật chính xác. Tránh tình trạng số liệu cho các năm như: 2013, 2015, 2016 và 2019. Thì khoảng cách của năm 2013 và 2015 thì quá gần, mà 2015 với 2016 lại rất xa.

Bước 8: Khi đã đánh dấu các đơn vị, khoảng cách xong thì bắt đầu vẽ biểu đồ. Độ rộng của cột phải đều nhau.

Bước 9: Số liệu được thể viết trên mỗi cột và vẽ ký hiệu.

Bước 10: Hoàn chỉnh bảng chú thích

Thực hiện xong 9 bước này, là các bạn đã vẽ xong biểu đồ cột rồi nhé. Để biểu đồ đẹp, thì các bạn nhớ ghi nhớ những lưu ý về khoảng cách năm, độ rộng của cột.

Lưu ý:

  • Với các cột, nó chỉ khác nhau về độ cao, bề ngang các cột thì bằng nhau. Tùy theo yêu cầu từ đề bài cụ thể, dựa vào tỉ lệ thời gian các bạn sẽ vẽ khoảng cách của các cột cách nhau hay bằng nhau cho đúng.
  •  Ở biểu đồ cột, độ cao của các cột là điều quan trọng nhất bởi nó chính là cơ sở đề cho người xem thấy được rõ sự khác biệt ở quy mô số lượng của các năm, những đối tượng cần thể hiện. Do đó, các bạn phải thể hiện độ cao cho đúng và chính xác.
  •  Về khoảng cách của năm, thì cần phải theo tỉ lệ. Cũng có trường hợp, để đảm bảo tính trực quan, tính thẩm mỹ trên biểu đồ thì khoảng cách của các cột, các bạn có thể vẽ bằng nhau.

Những sai lầm dễ gặp phải trong cách vẽ biểu đồ cột

Dưới đây là những sai lầm mà chúng ta dễ mắc phải nhất, khi vẽ biểu đồ cột. Các bạn cần ghi nhớ, để tránh gặp phải sẽ khiến cho biểu đồ của bạn không được công nhận. Như thế vừa mất thời gian, vừa không hoàn thành bài tập và mất điểm một cách đáng tiếc.

  • Thứ nhất, thiếu ghi đơn vị ở trên trục tung, thiếu các mốc cơ bản của số liệu trên trục tung.
  • Thứ hai, trên trục hoành thiếu đơn vị thời gian hoặc là địa điểm, khoảng cách của các năm sai
  • Thứ ba, thiếu mốc “0” ở góc tọa độ của biểu đồ
  • Thứ tư, thiếu ghi số liệu cụ thể trên các cột
  • Thứ năm, một đối tượng nhưng lại được ký hiệu với nhiều dạng ký hiệu
  • Thứ sáu, không được viết chữ vào trong hình
  • Thứ bảy, độ rộng của các cột không được đều nhau
  • Thứ tám, chia trục tục và trục hoành không cân xứng với biểu đồ mà chúng ta thể hiện.

Cách nhận xét biểu đồ cột

nhận xét biểu đồ cột

Sau khi đã vẽ xong biểu đồ, thì yêu cầu cuối cùng các bạn phải thực hiện để đạt được điểm tuyệt đối là nhận xét biểu đồ. Theo đó bạn cần:

  • Đưa ra nhận xét chung của biểu đồ, nghĩ là nói cho người đọc hiểu biểu đồ này bạn thể hiện về điều gì. Rồi sau đấy đi vào nhận xét cụ thể.
  • Qua biểu điều cho thấy số, số liệu của các năm đang tăng hay giảm? số liệu chênh lệch thế nào các bạn chỉ rõ ra; liên tục là nhanh hay chậm; nếu không liên tục thì chỉ cụ thể năm; liệt kê số thứ tự từ cao – trung bình – thấp.
  • Kết luận lại và giải thích (nếu đề bài yêu cầu).

Kết luận

Thế là chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc cách vẽ biểu đồ cột xong rồi đó nhé, bây giờ các bạn có thể biểu diễn biểu đồ để thể hiện phần lớn dân cư tây nam á theo đạo nào mà không cảm thấy quá khó và phức tạp đúng không ạ. Thực tế, biểu đồ cột được dùng ở trong nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng môn Địa lý nhưng đây là những bước cơ bản. Dù ở lĩnh vực nào, thì cách vẽ cũng như vậy nên chỉ cần nắm được các bước cơ bản này, thì các bạn sẽ dễ dàng thực hiện và thể hiện biểu đồ của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *