Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp và đơn giản
Sơ đồ tư duy là phương pháp khoa học được nhiều người ứng dụng vào công việc cũng như học tập. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp và đơn giản nhất.
1. Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy (tiếng Anh là Mindmap) là phương pháp ghi chú sáng tạo các ý tưởng bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn và hình ảnh sinh động, qua đó giúp bộ não con người tiếp cận và ghi nhớ lâu hơn.
Đây là một công cụ trực quan nhằm tận dụng hết các khả năng nhận thức của não bộ, cùng các khả năng học tập, ghi nhớ, sáng tạo và phân tích. Sơ đồ tư duy đã được chứng minh giúp tăng hiệu quả làm việc, cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi của con người.
Cha đẻ của sơ đồ tư duy là nhà tâm lý nghiên cứu chuyên sâu về các nguyên tắc hoạt động của não bộ có tên là Tony Buzan. Ưu điểm của bản đồ tư duy là dễ thích nghi. Với bố cục trực quan, người dùng có thể tiếp tục thêm các ý tưởng mà không mất đi cấu trúc chặt chẽ bằng các từ khóa hay hình ảnh chủ đạo để bổ sung các thông tin.
Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp
➤ Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh ngành Điều dưỡng năm 2020.
Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy cũng cho phép người dùng tập trung vào mối liên hệ giữa các ý tưởng và sử dụng các liên kết để tạo ra nhiều ý tưởng hơn. Điều đặc biệt khi vẽ sơ đồ tư duy là có thể hợp nhất số lượng thông tin lớn trên một trang duy nhất.
Chính vì vậy, hiện nay đã có hơn 250 triệu người trên toàn thế giới tin tưởng và sử dụng sơ đồ tư duy cho các hoạt động khác nhau bao gồm tăng cường não bộ, xác định các cơ hội mới, tổ chức, quản lý dự án, nghiên cứu, giảng dạy hay truyền đạt thông tin…
2. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp nhất
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
Sơ đồ tư duy là bản vẽ có màu sắc với những hình ảnh phong phú, do đó, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sauy:
- Giấy (khổ lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nội dung và mục đích ghi chép).
- Bút màu, tốt nhất nên dùng bút dạ để tiện ghi chép và tô vẽ các nhánh, hình dạng.
- Sách, tài liệu về nội dung, chủ đề cần làm sơ đồ tư duy.
Các bước hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy
Một sơ đồ tư duy bao gồm các phần: chủ đề chính ở vị trí trung tâm, xung quanh là các nhánh nhỏ hơn để chỉ các nội dung và hình ảnh phát triển từ chủ đề chính.
Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề của sơ đồ tư duy
Đầu tiên, bạn hãy viết chủ đề lớn ở vị trí trung tâm tờ giấy và vẽ đường tròn bao xung quanh. Bạn sử dụng màu vẽ nổi bật đề tài, hình ảnh rõ nét hoặc nếu dạng từ khóa thì cần cô đọng, ngắn gọn và viết cỡ chữ lớn.
Bước 2: Vẽ các mỗi ý lớn phát triển từ chủ đề chính
Tiếp theo, bạn tìm kiếm các ý quan trọng từ chủ đề chính. Bạn vẽ các đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề chính ở trung tâm nối với từng ý.
Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp
Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy bằng cách mở rộng các nhánh nội dung
Từ mỗi ý lớn, bạn tiếp tục vẽ các đường nhánh tới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Sau đó mở rộng các phân nhánh chi tiết cho các ý phụ đó. Phát triển chi tiết sơ đồ đến khi triển khai chi tiết nhất chủ đề. Lưu ý, các ý phát triển từ nhánh phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của sơ đồ.
Bước 4: Vẽ thêm hình minh họa và hoàn thiện sơ đồ
Sau khi hoàn thành các nội dung thể hiện ý tưởng của chủ đề chính, bạn cần thêm các màu sắc và hình vẽ minh họa để dễ hiểu, dễ ghi nhớ kiến thức. Các hình ảnh, cảm xúc có tác động tốt đến não bộ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.
Bên cạnh cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản bằng tay, hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế sơ đồ tư duy. Bạn có thể vẽ sơ đồ trên Word, Photoshop hay các phần mềm Mindmap chuyên biệt…
3. Những điều cần chú ý khi vẽ sơ đồ tư duy
Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh
Mỗi một nhánh mà bạn thêm trên sơ đồ tư duy phải có một nhãn riêng. Nguyên tắc chính của sơ đồ tư duy đó là sử dụng một từ hoặc cụm từ liên quan để làm từ khóa cho mỗi nhánh. Bạn nên thêm các từ khóa trên một nhánh và xem xét những thứ cần thiết. Nếu muốn thêm các cụm từ vào sơ đồ tư duy, bạn có thể sử dụng hộp phân nhánh trong iMindMap.
Bên cạnh đó, mỗi một từ trong một nhánh sẽ hoạt động tốt khi nó chia nhỏ các thông tin thành các chủ đề chính. Do đó, việc sử dụng các từ khóa nhằm kích hoạt kết nối não bộ và cho phép người dùng nhớ một lượng thông tin lớn.
Mã màu cho các nhánh
Toàn bộ tư duy não bộ là màu mã hóa sơ đồ tư duy, theo đó, mỗi màu mã hóa liên kết với hình ảnh logic, giúp não bộ tạo ra phím tắt tinh thần. Không chỉ vậy, mã màu cho phép bạn phân loại, đánh dấu, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối hơn mà trước đó chưa từng được phát hiện. Do đó, màu sắc cũng góp phần làm cho hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn so với ảnh đơn sắc, một màu.
Kết hợp nhiều ảnh khác nhau
Nguyên tắc để tạo sơ đồ tư duy tốt đó là hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều hơn là một từ, một câu hoặc cả một bài luận. Hình ảnh sẽ được não bộ xử lý ngay lập tức và hoạt động để kích thích thị giác để thu hồi thông tin.
Tổng hợp